Lịch bảo trì, bảo dưỡng xe đạp có thể không giống nhau, tùy thuộc vào mức độ sử dụng và điều kiện địa hình sử dụng. Bảo trì thường xuyên giúp xe đạp luôn trong tình trạng hoạt động tốt và hạn chế tai nạn, chấn thương xảy ra đối với người đạp. Vậy, khi nào thì nên đưa xe đạp đi bảo trì – bảo dưỡng ?
Ở những thời điểm sau đây bạn nên đưa xe đạp đi bảo trì bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cũng như duy trì tuổi thọ của xe.
1. Trước mỗi hành trình đạp xe
Kiểm tra xe đạp trước mỗi hành trình đạp xe đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn và đem lại cảm giác an toàn cho bạn.
- Kiểm tra lốp xe ở cả 2 bánh, đảm bảo lốp xe có độ cứng vừa phải và không bị thủng. Xoay từng bánh xe từ từ tìm kiếm những vết cắt nhỏ hoặc điểm mòn.
- Quay bánh xe để kiểm tra mức độ chao đảo, nếu bánh xe chao đảo thì bạn phải thay bánh khác
- Kiểm tra độ khô và bụi bẩn – lau sạch, bôi trơn nếu cần thiết
- Kiểm tra 2 ổ bánh và bánh xe
- Kiểm tra hệ thống phanh
- Trang bị sẵn đồ phụ tùng, bộ vá xe đạp, đòn bẩy lớp và máy bơm trong những tình huống khẩn cấp.
2. Sau khi đạp xe
Sau khi hoàn thành chặng đua, cần kiểm tra lại xe có hư hỏng hay không để kịp thời sửa chữa, đảm bảo an toàn cho lần sử dụng kế tiếp.
- Kiểm tra lốp xe để tìm vết xước, vết cắt, sỏi, đá
- Làm sạch toàn bộ các bộ phận của xe.
3. Hằng tháng( khoảng 800km)
Phụ thuộc vào tần suất bạn đi xe, nhưng nếu bạn muốn giữ cho chiếc xe đạp của bạn trong tình trạng hoạt động trơn tru, mỗi tháng một lần là mức tối thiểu.
- Kiểm tra đai ốc và bu lông
- Kiểm tra khung, linh kiện xem có bị mòn, nứt hoặc lõm hay không
- Kiểm tra bàn đạp
- Kiểm tra hệ thống quay bánh xe
- Kiểm tra dây cáp xem có sờn, rỉ, đứt, ăn mòn và thay thế nếu cần thiết
- Kiểm tra lốp xe có bị mòn và thay thế
- Lau sạch khung và phuộc
- Tra dầu vào dây sên, đòn bẩy, ròng rọc
- Lau líp và dây xích
- Tra dầu vào hệ thống phanh và dây cáp
- Kiểm tra trục khuỷu, bàn đạp, bu lông ghế, tay cầm và bu lông của phụ kiện
4. 6 tháng (4000km)
- Kiểm tra khung và phuộc xem có vết nứt và lõm hay không
- Kiểm tra lốp xe có bị khô và mòn lốp hay không
- Kiểm tra má phanh có bị mòn không và thay thế nếu cần thiết
- Kiểm tra dây xích và líp nếu cần
- Kiểm tra dây cáp và vỏ xe có bị ăn mòn hay không
- Làm sạch khung để bảo vệ sơn
- Làm sạch và bôi trơn ghi đông
- Kiểm tra và thắt chặt giò dĩa
- Đảm bảo bánh xe thật căng
- Tra dầu mỡ vào tất cả các bộ phận của xe
- Kiêm tra tình trạng hub, khung dưới, phanh đĩa
5. 1 năm (10000km)
- Kiểm tra tất cả hệ thống ổ trục, hub, khung dưới, bàn đạp
- Kiểm tra tất cả dây cáp, bánh răng và vỏ xe
- Kiểm tra bánh xe có bị mòn hay không
- Kiểm tra tình trạng phụ kiện, máy tính, đồng hồ đo điện
- Điều chỉnh và đại tu hệ thống ổ trục khi cần thiết
- Làm sạch và kiểm tra bánh xe
- Kiểm tra vòng bi bàn đạp
- Thay phanh, má phanh, bánh răng, dây sên, lốp xe, lốp không săm, dầu số
Bảo dưỡng xe đạp như thế nào ?
Sử dụng khăn, xà phòng, nước, bàn chải để làm sạch xe đạp của bạn. Đầu tiên sử dụng vòi để làm sạch xe và tránh các khu vực vòng bi xe. Sau khi đã hết bụi bẩn, sử dụng giẻ lau để lau khô xe. Sử dụng bàn chải để làm sạch phanh, xích và băng cassette. Cuối cùng, sử dụng dung môi để loại bỏ dầu mỡ tích tụ ra khỏi xe đạp của bạn.
Theo thời gian thì giữa các bánh răng dễ bị sét, bạn có thể lấy một bàn chải lông dài, chắc chắn để làm sạch. Dây xích cũng là bộ phận dễ bị bám bẩn, bạn cần lưu ý sử dụng bàn chải chà cả mặt trên và mặt dưới. Đối với phanh vành, hãy sử dụng cồn để chà sát.
Sau đó lại xịt nước để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn và xà phòng ra khỏi xe đạp. Cuối cùng là sử dụng giẻ khô sạch để lau khung, các bộ phận và bánh xe.
Tiếp theo, bạn cần bôi trơn xe đạp để đảm bảo các bộ phận chuyển động như bộ truyền động, tránh hao mòn quá mức. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu sử dụng quá nhiều chất bôi trơn sẽ dễ bám bụi cho xe đạp.
Tốt nhất là bôi dầu với lượng vừa đủ cho ngấm vào các bộ phận của xe và lau sạch phần dư thừa. Lựa chọn loại dầu bôi trơn phù hợp với điều kiện thời tiết và địa hình mà bạn hay đạp. Ngoài bộ truyền động, bạn cần lưu ý bôi trơn các bộ phận khác như đòn bẩy phanh. dây cáp, đòn bẩy, bánh xe ròng rọc, phanh.
Hạn chế mắc những lỗi sau:
1. Siết chặt nhông đĩa
Những con ốc trên đĩa số được nới lỏng để đĩa số có thể di chuyển lên xuống mượt mà hơn. Nếu trong lúc đổi số cảm thấy bị hóc, khả năng cao là do căng cáp (hoặc bẩn), hoặc cũng có thể là do thanh treo đĩa số bị cong.
Nên đừng vội vàng chộp lấy tô vít và siết những con ốc đó lại nhé.
2. Sử dụng sai dung dịch bảo dưỡng
Bảo dưỡng xích là tiêu đề quá cơ bản trên các bài báo, diễn đàn dành cho người mới chơi xe đạp. WD-40 là một sản phẩm tuyệt vời khi loại bỏ keo dán dư thừa từ stickers hay phục vụ mục đích vệ sinh khác.
Nhưng không hề có tác dụng bôi trơn, bảo dưỡng xích xe đạp như nhiều người vẫn lầm tưởng. Khi nói đến việc bôi trơn, bảo dưỡng xích, chất bảo dưỡng thừa ra sau khi xịt sẽ thu thập bụi bẩn và đá mạt. Nếu không xử lý gấp, càng để lâu tuổi thọ của xích sẽ càng đi xuống dẫn đến hỏng hóc thay thế. Sau khi bôi trơn xích, hãy lau qua toàn bộ xích bằng giẻ thừa để đảm bảo chất bảo dưỡng thừa ra không còn tại trên xích.
Và hiển nhiên, phun chất bảo dưỡng trước khi vệ sinh qua xích là một cách nhanh nhất để sắm ngay bộ xích mới. Vậy nên, hãy tạo cho mình một thói quen tốt đó là lau toàn bộ xích và nhông đĩa với giẻ sạch sau mỗi chuyến vi vu để giúp xích có một tuổi thọ lâu dài hơn, đem lại những cảm giác lái xe thú vị nhất.
3. Tra dầu phanh để hạn chế tiếng rít:
Nếu phanh của bạn đang trong trạng thái quá rít, cót két liên tục, đừng nghĩ rằng dầu mỡ là câu trả lời. Nếu sử dụng phanh niềng, thì khả năng cao là đến từ việc các má phanh không được sắp đặt cẩn thận hay thậm chí là đã mài mòn gần hết. Nếu sử dụng phanh đĩa, nhiều khi nó rít chẳng vì lí do gì cả.
Tuy nhiên, hầu hết mỗi khi phanh kêu là khi má phanh bị bẩn. Vệ sinh hoặc thay mới má phanh là điều cần thiết để đem lại sự yên bình cho người đi bộ.
4. Vặn cổ phốt quá chặt
Nắp che cổ phốt chỉ cần vặn chặt vừa đủ để tránh cho việc ghi đông bị rung. Nếu cảm giác ghi đông bị khít, khó điều chỉnh hướng thì có lẽ nắp che bị vặn quá chặt.
5. Cần cố định trục bánh không được đóng chính xác
Cần cố định trục bánh là chi tiết vô cùng phổ biến trong giới mê xe đạp nhưng thường bị bỏ qua. Về cơ bản, cần cố định có 2 vị trí gạt để mở và đóng. Trước khi lên đường, bạn cần gạt về vị trí đóng.
Sau khi siết chặt các con ốc đối diện, cần gạt sẽ cố định trục bánh đảm bảo giữ an toàn cho bạn, nhưng hãy siết vừa đủ để bạn có thể gẩy cần về vị trí mở chỉ bằng một ngón tay.
6. Lốp non
Chạy xe với lốp quá non hay quá căng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới trải nghiệm lái xe của bạn, một trong những lỗi thông thường mà người mới chơi khó nắm bắt. Con số chính xác về áp suất tối thiểu và tối đa của lốp nằm trên sườn một bên của lốp, hãy chắc chắn về các thông số vì mỗi loại lốp xe có áp suất quy định của nhà sản xuất. Tìm ra mức áp suất trung bình và bạn đã sẵn sàng lên đường.
Xe đạp được bảo trì thường xuyên sẽ đảm bảo được tuổi thọ cũng như đảm bảo an toàn cho người đạp. Bạn có thể đem xe đạp bảo trì thường xuyên hơn nếu thường xuyên sử dụng xe đạp và đạp xe ở những nơi hiểm trở.
Đừng quên Like trang fanpage Giant International để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương tình khuyến mãi nhé!
Nếu có bất kì thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 0937 440 550
ĐỊA CHỈ SHOWROOM TRỰC THUỘC GIANT INTERNATIONAL:
SHOWROOM QUẬN 3
SĐT: 028.3622.8819
Địa chỉ: 63C Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3,TP. Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 - Chủ nhật: 9:00AM - 9:00PM