Đi xe đạp là một cách thú vị và lành mạnh để đi du lịch và trải nghiệm. Nó tốt cho tim và hệ thống tuần hoàn, giúp đốt cháy hơn 500 calo mỗi giờ. Hiện nay có rất nhiều dòng xe khác nhau, với những tính năng khác nhau chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu cách đi xe đạp đạt hiệu quả cao mà vẫn an toàn, thoải mái qua bài viết dưới đây nhé.
1. Đội mũ bảo hiểm
Hiện nay theo thống kê có rất nhiều tai nạn giao thông xảy ra hàng năm trong đó trường hợp người đi xe đạp cũng như người đi xe máy chiếm 60%, và trong đó 75% tử vong là do chấn thương quá nặng ở đầu. Việc sử dụng chiếc mũ bảo hiềm xe đạp đúng cách có nghĩa là 90% bạn đã ngăn ngừa được những sự tổn thương não bộ không đáng có. Vậy nên chọn một chiếc mũ bảo hiềm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Hãy chọn một chiếc mũ bảo hiểm đúng size và chú ý đội mũ bảo hiểm đúng cách.
2. Kích thước sườn hợp với bạn
Cách tìm ra chính xác kích thước sườn xe phù hợp với cơ thể là nên thử ngồi lên yên xe, chân chạm đất và không cần dùng đến chân chống hay hỗ trợ nào mà vẫn có thể đứng vững. Với xe đạp đường trường, khoảng cách từ phần trên của sườnvới đùi nên từ 1-2in. Còn đối với xe đạp leo núi, ít nhất phải là 2in. Tay lái nên thấp hơn 1in so với yên xe mà bạn ngồi.
3. Chọn yên xe đúng kích thước
Một cái yên quá nhỏ trên chiếc xe đạp đường trường có thể gây khó chịu cho nhiều người, đặc biệt là phụ nữ.Bạn phải chọn một chiếc yên xe phù hợp với mông của mình. Trên thị trường có một vài kiểu yên thiết kế đặc biệt, có những lớp Gel chèn vào để giảm bớt áp lực và ma sát, cũng có thể là một miếng da động vật. Vị trí mà bạn ngồi trên yên xe để đạp cũng là một điều quan trọng: ở vòng xoay cuối cùng khi duỗi chân xa nhất, đầu gối bạn chỉ nên hơi cong lại để đủ lực đàn hồi cho vòng quay kế tiếp. Nếu sải chân quá thẳng hoặc chân quá cong, sẽ khiến bạn rất mỏi chân và lâu dài sẽ không tốt cho gối. Cần điều chỉnh yên xe sao cho đảm bảo tư thế ngồi thoải mái nhất cho mình.
4. Bắt đầu từ từ. Đừng nóng vội
Mọi sự bắt đầu vội vã đều mang lại kết quả không như ý. Ban đầu, bạn chỉ nên đạp xe 30 phút đến 45 phút cho 1 lần đạp trên địa hình bằng phẳng. Bạn cố gắng duy trì trong khoảng từ 3-4 tuần đầu tiên, mỗi tuần từ 3-4 lần. Sau khi đã quen dần, bạn có thể thay đổi địa hình gồ ghề hơn, đi xa hơn, đồng thời cũng là luyện khả năng dẻo dai cũng bạn tốt hơn.
5. Trang phục thoải mái
Nếu bạn phải đạp xe trên một con đường dài, nên tìm một chiếc quần có chất liệu tốt. Để không bị nhăn cuốn lên hoặc quá bó sát gây khó chịu, có thể gây kích ứng da. Để an toàn hơn, bạn nên chọn quần xe đạp chuyên dụng không có đường may ở đáy lót và đặc biệt là có miếng đệm để thoát mồ hôi, đồng thời hạn chế đau mông do ngồi quá lâu.
6. Hạn chế đạp xe ban đêm
Thực tế cho thấy hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra khi đi xe đạp trong khoảng thời gian từ 6h chiều đến 9h tối. Nhưng nếu buộc phải đi trong thời gian giới hạn, bạn sẽ phải biết trang bị đầy đủ cho mình thật an toàn trong điều kiện ánh sáng thấp, ví dụ như: mặc áo sáng màu, có phản quang, có đèn tín hiệu – đèn chiếu sáng trên mũ bảo hiểm và cả trên xe đạp. Tốt nhất phía trước gắn một đèn pha thật sáng với ánh sáng trắng và phía đuôi xe nhấp nháy đỏ hoặc vàng.
7. Luôn tuân thủ luật lệ giao thông
Hãy đi sát lề tay bên phải của con đường, gần với khu vực của xe dừng và người đi bộ, luôn sử dụng tín hiệu bằng tay đúng lúc và tuân thủ tín hiệu giao thông. Bạn phải quan sát những phương tiện xe khác. Vì khi muốn rẽ hay đi thẳng ở giao lộ, bạn luôn phải ra dầu bằng tay cho phương tiện khác biết, sẽ có những điểm khuất không nhìn thấy được, hãy ra hiệu cho người điều khiển xe chung đường biết ý định của bạn và chắc rằng họ đã nhìn thấy bạn. Đừng đi song song hay bên cạnh những người bạn cùng đạp xe khác, để giữ khoảng cách và tầm ngắm với những cửa xe ô tô mở bất chợt, ổ gà hay các mối nguy hiểm bất ngờ khác.
8. Chú ý hơn khi đi những đoạn đường đông đúc
Nếu bạn đang di chuyển trong một tuyến đường mà tình trạng giao thông quá tồi tệ, trên một con đường hẹp hoặc quanh co xuống dốc. Bạn phải đi xe chung làn đường với những chiếc xe quá tải và nguy hiểm, bị ép sang một bên và có thể bạn không nhìn thấy nó. Vậy nên cần trang bị một chiếc kính chiếu hậu cho xe đạp của mình và luôn luôn không bao giờ quên nón bảo hiểm, có thể là cả kính mắt thể thao.
9. Hệ thống thắng/phanh phải được đảm bảo
Khi lái xe, ngón tay của bạn phải luôn luôn rà lên tay thắng. Tùy mỗi loại xe mà bên trái hay bên phải sẽ quy định đó là thắng trước hay thắng sau. Bạn phải rà trước thắng của bánh sau rồi mới đến bánh trước để giữ an toàn. Vì khi bất ngờ thắng gấp ở tốc độ cao, thắng trước quá gấp, bạn sẽ bị lao lên phía trước, hất mình khỏi xe, như vậy bạn phải cố gắng ổn định vị trí ngồi và tay lái của mình trước những tình huống thế này. Như vậy, không nên thắng quá bất ngờ và không bóp thắng trước đầu tiên. Bạn cần làm quen việc chuẩn bị cả 2 thắng cùng lúc sẽ an toàn hơn.
10. Cảm nhận bánh răng/lip/đĩa
Đừng đạp xe ở đường dốc với cường độ cao và thời gian dài, điều này sẽ làm tăng áp lực lên đầu gối của bạn. Cứ trả lip sao cho những báng răng ở mức lớn vừa phải, tức có nghĩa bạn cảm thấy nhẹ chân khi đạp, như vậy cũng góp phần làm cho sự vận động của bạn đều đặn và tốt hơn. Nhịp chân tốt nhất cho hầu hết người đi xe đạp là 60 đến 80 vòng cho một phút còn các tay đua họ thường lên đến 80-100.
11. Bổ trợ cơ bắp cho bạn
Sau một con dốc dài mà bạn phải rất cật lực leo lên, khi lên đỉnh ngay kế tiếp bạn sẽ được thả dốc. Điều đó không có nghĩa bạn để thả tự do cho đôi chân mà không cần đạp. Bằng cách đạp nhẹ nhưng đều đặn và liên tục khi vẫn xuống dốc, bạn vẫn có thể loại bỏ axit lactic là một dạng chất được cơ thể tiết ra khi hoạt động cường độ cao, gây mỏi cơ, thậm chí đau nhức sau khi vận động nhiều.
12. Thay đổi vị trí
Thay đổi vị trí tiếp xúc của tay bạn với ghi đông – bọc nắm tay một cách thường xuyên. Việc này góp phần tác động thay đổi góc của lưng, cổ và cả cánh tay, mỗi cơ bắp khác nhau chịu một lực tác động khác nhau bởi tư thế ngồi vì chúng đè lên sự chịu đựng của dây thần kinh đó. Không nên giữ một tư thế tay cầm quá lâu, điều này khiến bạn sẽ bị chuột rút. Cứ thư giãn, không gò quá khủy tay, làm sao bạn cảm thấy thoải mái nhất dù có phải thay đổi quá nhiều.
——————————
Hãy đến ngay Giant Việt Nam – nhà phân phối độc quyền và duy nhất của thương hiệu xe đạp Giant nổi tiếng thế giới, bạn sẽ có mức giá tốt nhất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ bảo hành chính hãng.
Showroom 1: 100 Hải Thượng Lãn Ông, phường 10, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Showroom 2: 11 Vũ Tông Phan, phường An Phú, quận 2 , Thành phố Hồ Chí Minh
Showroom 3: 783 Luỹ Bán Bích, Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Showroom 4: 37 Phạm Văn Đồng, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0937 440 550 – Tel: (028) 3952 6288
Đừng quên Like trang fanpage Giant International để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương tình khuyến mãi nhé!