Nón bảo hiểm là một phần quan trọng, nó giúp bạn an toàn trong những tình huống mà bạn không thể ngờ tới. Ở Mỹ, phần lớn các bang đều bắt buộc người dùng phải đội nón bảo hiểm khi chạy xe đạp, cũng giống như xe máy ở VN vậy.
Nói về nón bảo hiểm cho xe đạp thì có rất nhiều loại, xin được nói về 2 loại chính dành cho Road, Mountain Bike.
- Nón xe Road (xe đạp đua): Có thiết kế khí động học, giảm lực cản của gió, trọng lượng nhẹ, không sử dụng tấm che (Visor)
- Nón xe MTB: Có phần sau được thiết kế dài hơn để bảo vệ gáy, có sử dụng miếng che (Visor)
Lựa chọn kích thước của nón
Bạn cần 1 cái thước dây hoặc một sợi dây và quấn quanh đầu, dưới đây là một số size cơ bản để giúp bạn lựa chọn đúng size của nón.
Điều chỉnh nón
Hầu hết tất cả các nón bảo hiểm 1/2 đầu dành cho xe đạp đều có mức điều chỉnh phía sau bằng nút vặn, trước tiên bạn mở rộng nút điều chỉnh này ra, sau đó đội vào và xoay nút điều chỉnh cho đến khi vừa với đầu của mình.
Lưu ý: khi đội và điều chỉnh nón, đừng để nón quá nghiêng về phía sau hoặc quá nghiêng về phía trước, sao cho khoảng cách từ chân mày đến cạnh trên của nón khoảng 2 ngón tay (1 inch) là được.
Tiếp theo, bạn cần gài khóa và kiểm tra dây xem có bị quá chật hoặc quá rộng không.
Cuối cùng, thử há to miệng xem nón có ép vào phần trán không, nếu không thì cần siết dây lại thêm một chút.
Các thông số
- Trọng lượng – Weight: Những người quan tâm đến trọng lượng sẽ lưu ý đến chi tiết này đầu tiên, trọng lượng hầu hết được ghi bên ngoài của hộp đựng hoặc dán bên trong của nón. (đơn vị gram hoặc oz, 1 oz = 28.34 gram)
- Lỗ thông hơi – Vents: Càng nhiều lỗ thông hơi thì nón của bạn càng thoáng và mát hơn.
- Tấm che – Visor: Tấm che thường không được sử dụng cho các mũ loại road vì nó làm cản gió nhưng lại rất có ích nếu bạn phải đạp dưới trời nắng.
- Chứng nhận an toàn – Certification: Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau được in trên nón nhưng mục đích chung là đảm bảm nón đạt tiêu chuẩn an toàn, một số chứng nhận phổ biến như CPSC – Mỹ, CE – Châu Âu, AS/NZS – Australia.
Có nên đội nón bảo hiểm?
Bạn sẽ phải giật mình vì một số thống kê dưới đây:
Thống kê chỉ ra trong năm 2010, phần lớn các tai nạn xảy ra ở lứa tuổi trên 16 và đều có chấn thương liên quan đến phần đầu. 91% người bị tai nạn ở phần đầu đều tử vong vì không có đội mũ bảo hiểm.
Việc đội nón bảo hiểm giúp giảm chấn thương vùng đầu khoảng 85%.
Đội nón bảo hiểm tuy không tránh khỏi chấn thương 100% nhưng nó giảm đáng kể việc chấn thương và tử vong khi có va chạm.
Khi nào cần thay nón bảo hiểm?
Tất nhiên là khi có tai nạn, nón bị nứt thì ta không nên tiếp tục sử dụng.
Một số nhà sản xuất có đề cập đến thời hạn sử dụng của nón, ta nên chú ý thông tin này, thường là 5 năm hoặc hơn, vấn đề thời gian, nắng, gió, bụi trong quá trình sử dụng có thể làm giảm chất liệu cấu thành của nón.
Bảo trì và vệ sinh
- Tránh để nón tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn hoặc chất tẩy như xăng, dầu hôi, thuốc tẩy …
Chỉ nên dùng xà bông để giặt nón nếu cần thiết. - Tránh đế nón ở nơi có nhiệt độ cao vì có thể gây ra sự giãn nở các thành phần mút xốp bên trong.
nguồn: vietrider.vn
——————————
Hãy đến ngay Giant Việt Nam – nhà phân phối độc quyền và duy nhất của thương hiệu xe đạp Giant nổi tiếng thế giới, bạn sẽ có mức giá tốt nhất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ bảo hành chính hãng.
Showroom 1: 100 Hải Thượng Lãn Ông, phường 10, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Showroom 2: 11 Vũ Tông Phan, phường An Phú, quận 2 , Thành phố Hồ Chí Minh
Showroom 3: 783 Luỹ Bán Bích, Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Showroom 4: 37 Phạm Văn Đồng, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0937 440 550 Tel: (028) 3952 6288
Đừng quên Like trang fanpage Giant International để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương tình khuyến mãi nhé!