Bạn đã nghe và thấy hầu hết các loại bánh xe đều sử dụng vỏ và ruột, vậy vỏ không ruột là sao?
Vỏ không ruột – tubeless có cấu tạo khung xương kim loại ẩn bên trong, khung này được ép chặt vào vành bởi áp suất nén của khí bơm vào.
Hoặc nói đơn giản hơn, không ruột đơn giản chỉ là quăng luôn cái ruột, chỉ có vỏ xe gắn với niềng thôi.
Điểm khác biệt nữa của vỏ không ruột là sử dụng đầu van bơm hơi chuyên biệt gắn trực tiếp với vành.
Các tay đua địa hình thế giới vẫn luôn chọn giải pháp vỏ không ruột cho xe của mình. Vì nó giúp nâng cao hiệu suất của xe. Vậy tại sao?
- Vỏ xe không ruột (Tubeless) có cấu trúc dày hơn so với vỏ có ruột (Tube Tyre).
- Có thể sử dụng vỏ ở áp suất thấp (low pressure) giúp tăng độ bám trên đường địa hình.
- Không xảy ra tình trạng cấn ruột khi bị va đập mạnh, do đó rất phù hợp cho địa hình nhiều đá, gập ghềnh.
- Vỏ vẫn có thể sử dụng tiếp tục nếu vô tình bị vật nhọn ghim vào.
- Kết hợp với keo tự vá (Tire Sealants) sẽ giúp vỏ không ruột tự động vá nếu vô tình bị vật nhọn đâm phải.
Để sử dụng vỏ không ruột, có 2 cách:
1. Bạn cần dùng vành (rim) và vỏ thiết kế riêng cho tubeless. (Chi phí khá cao)
2. Bạn cũng có thể dùng vành thường và vỏ thường nhưng phải có bộ lót chuyển đổi và đầu van cho vành không ruột, 1 chai keo tự vá (nếu có). (Chi phí thấp)
Cách 1: Nếu có điều kiện dư giả về kinh phí, bạn chẳng cần phải suy nghĩ mà nên chọn cách 1 là dùng vành và vỏ tubeless. Hiện có nhiều chuẩn thiết kế cho tubeless, trong đó phổ biến nhất là hệ thống UST (Universal System for Tubeless) của Mavic hoặc TLR (Tubeless Ready) của Bontrager …
Công việc của bạn thật đơn giản: Gắn đầu van mới vào vành, Gài vỏ vào vành và cuối cùng là bơm hơi.
Lưu ý: Khi bơm hơi lần đầu, bạn có thể phải dùng áp suất mạnh để đẩy khung vỏ ép sát vào vành, các loại bơm tay thông thường rất khó hoặc hầu như không thể làm được.
UST system
Cách 2: Bạn cần một bộ chuyển đổi bao gồm:
- Tim ruột (Rim strip) loại dày dành cho tubeless.
- Đầu van không ruột, bạn cần kiểm tra xem đầu van này có vừa với vành hay không, nếu không vừa bạn có thể dùng khoan để mở rộng lỗ van trên vành sao cho gắn vừa được van.
- Keo tự vá (nếu có)
Với tim ruột, bạn có thể mua hoặc tự chế từ ruột có đường kính nhỏ hơn bánh xe MTB của bạn, như xe máy hoặc xe đạp bánh 20″, tim ruột này có mục đích che kín các lỗ của căm xe.
Hãng Stan’s Notubes có cung cấp loại tim ruột này gắn trực tiếp với van rất tiện dụng.
Công việc của bạn là:
- Gắn tim ruột và đảm bảo nó che kín toàn bộ các chân căm trên vành.
- Gắn đầu van hoặc tim ruột có van.
- Vào vỏ, sau đó đổ keo
- Bơm hơi và lắc đều
- Dùng nước hoặc xà phòng để kiểm tra lại vỏ.
Ta có thể thấy việc sử dụng vỏ không ruột tuy tốn nhiều công sức hơn nhưng hiệu quả mang lại thì rất nhiều. Vỏ không ruột giúp hạn chế sự cố tốt hơn vỏ có ruột nhưng không phải nó hoàn toàn 100% là không có sự cố. Khi sử dụng vỏ không ruột, bạn nên dùng thêm keo tự vá để giúp vỏ tự vá trong các trường hợp thủng lỗ nhỏ.
Việc vá vỏ không ruột từ bên ngoài cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần một bộ tool vá vỏ không ruột.
Và cũng nên mang theo ruột dự phòng, vì vỏ không ruột cũng có thể dùng ruột để thay thế trong trường hợp lỗ thủng to và bạn không thể vá.
nguồn: vietriders.vn
———————————–
Đến ngay showroom Giant International – nhà phân phối độc quyền thương hiệu xe đạp Giant lớn nhất thế giới tại thị trường Việt Nam, để trải nghiệm những mẫu xe đạp bền, đẹp và dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng xe cực kì tận tình nhé!
Đừng quên Like trang fanpage Giant International để thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới nhất cũng như tin tức về kiến thức, kinh nghiệm luyện tập và các chương tình khuyến mãi nhé!
Nếu có bất kì thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 0937 440 550
ĐỊA CHỈ SHOWROOM TRỰC THUỘC GIANT INTERNATIONAL:
SHOWROOM QUẬN 3
SĐT: 028.3622.8819
Địa chỉ: 63C Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3,TP. Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 - Chủ nhật: 9:00AM - 9:00PM